Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
175741

Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay và các giải pháp nhằm nâng cao VSATTP

Ngày 06/02/2023 09:57:30

Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay và các giải pháp nhằm nâng cao VSATTP

    Kính thưa bà con nhân dân!

Hiện nay, những người trồng rau vẫn hay sử dụng bừa bãi các hoá chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm, thuốc có độ độc cao, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng để phun trừ các loại sâu bệnh trên các loại rau quả, tiêm thuốc kích thích cho quả mau chín, ngâm ủ giá đỗ bằng các hóa chất tăng trưởng độc hại…đã làm tích luỹ một dư lượng nitrat rất lớn tồn dư trong rau, củ, quả.

Ngoài ra, nhiều người trồng rau đã dùng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau quả cao hơn nhiều so với qui định của Bộ Y tế… Đó chính là nguyên nhân làm phát sinh các bệnh cấp tính, là mầm mống gây ra nhiều loại bệnh đặc biệt nguy hiểm.

Nếu để ý, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những loại rau quả trái vụ như cải bắp, súp lơ… chỉ có vào mùa đông nhưng lại được bày bán rất nhiều ở mùa hè, thậm chí còn xanh và tươi hơn nhiều so với rau quả chính vụ….Đó là những người sản xuất đã sử dụng những lại thuốc kích thích tăng trưởng và các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao đã bị cấm sử dụng từ lâu.

Các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, bò, gà, vịt… những người chăn nuôi cũng sử dụng những loại cám tăng trọng không rõ nguồn gốc để kích thích tăng trưởng, thậm chí những người kinh doanh thực phẩm còn sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt cá ôi thối để che mắt khách hàng…

Giải pháp nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ nhất! Trong thời gian qua nhà nước và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra, kiểm soát vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn cả về mặt con người lẫn phương tiện giám định đồng bộ thực phẩm. Vì vậy để nâng cao chất lượng thì phải không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng thực phẩm, cũng như công tác tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân.

Mới đây, trên thị trường có xuất hiện một loại thiết bị đo lượng nitrat tồn dư vượt ngưỡng trong thực phẩm có xuất xứ từ Liên bang Nga đo hàm lượng Nitrat tồn dư trong các loại thực phẩm ăn hàng ngày, trong hoa quả và đã được các bà nội trợ trong cả nước rất tin tưởng. GS.TS Phan Thị Kim – Chủ tịch hội An toàn thực phẩm Việt Nam cũng khẳng định, đây được coi là giải pháp chủ động cho các bà nội trợ nhằm nâng cao sử dụng chất lượng thực phẩm, bảo vệ chính bản thân bạn và người thân.

Thứ hai, ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta, làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Về phía quản lý nhà nước, cần khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về các văn bản pháp luật liên quan đến ATTP; hướng dẫn cặn kẽ, đầy đủ, kịp thời giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển đúng định hướng, tuân thủ nghiêm quy trình và các quy định về ATVSTP khi đi vào hoạt động. Đồng thời, tăng cường, nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP nhất là ở cấp huyện, xã; xử lý nghiêm khắc những đối tượng vi phạm, có như vậy mới sàng lọc, giúp những cơ sở thực sự có chất lượng tồn tại và phát triển, những cơ sở thiếu ý thức, điều kiện cần thiết buộc phải dừng hoạt động.

Về phía người tiêu dùng, cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm; chặt chẽ và thận trọng trong lựa chọn sản phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc; kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin, lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm ATTP, tạo sức ép đến nhà sản xuất, kinh doanh cũng như nhà quản lý nhằm đảm bảo sự ATTP cho cộng đồng.

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi nhất để công nghiệp sản xuất sạch phát triển; trong đó, chú trọng phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất thịt sạch, rau sạch, phụ gia thực phẩm…bảo đảm an toàn theo đúng tiêu chuẩn được các cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận. Các cơ quan nhà nước cần có sự giám sát chặt chẽ, khắt khe chất lượng nông thủy sản, thực phẩm đảm bảo đạt yêu cầu; đồng thời khuyến khích người sản xuất tự công bố chất lượng mặt hàng, đề cao đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, với phương châm vì sự an toàn cho người tiêu dùng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong quyết định chất lượng, thương hiệu hàng hóa. Thực chất, không ít nhà sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chẳng cần nghĩ đến hệ quả xấu do mặt hàng của mình có thể gây ra cho cộng đồng.

Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với tư cách là thành viên bình đẳng của WTO, việc tạo ra các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn ATTP là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Chất lượng thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa, nguồn động lực quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội mà còn liên quan đến vấn đề văn hóa, đến an ninh chính trị xã hội và sự trường tồn của giống nòi… Do đó, nếu chỉ yêu cầu người tiêu dùng “nói không với thực phẩm không an toàn” thì vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề ATTP; mà nó phải được bắt đầu từ người sản xuất và người chế biến, bởi chỉ có họ mới biết rõ đâu là sản phẩm sạch và đâu là không sạch…

           Phê duyệt UBND xã

             Đài truyền thanh xã

 

 

Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay và các giải pháp nhằm nâng cao VSATTP

Đăng lúc: 06/02/2023 09:57:30 (GMT+7)

Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay và các giải pháp nhằm nâng cao VSATTP

    Kính thưa bà con nhân dân!

Hiện nay, những người trồng rau vẫn hay sử dụng bừa bãi các hoá chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm, thuốc có độ độc cao, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng để phun trừ các loại sâu bệnh trên các loại rau quả, tiêm thuốc kích thích cho quả mau chín, ngâm ủ giá đỗ bằng các hóa chất tăng trưởng độc hại…đã làm tích luỹ một dư lượng nitrat rất lớn tồn dư trong rau, củ, quả.

Ngoài ra, nhiều người trồng rau đã dùng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau quả cao hơn nhiều so với qui định của Bộ Y tế… Đó chính là nguyên nhân làm phát sinh các bệnh cấp tính, là mầm mống gây ra nhiều loại bệnh đặc biệt nguy hiểm.

Nếu để ý, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những loại rau quả trái vụ như cải bắp, súp lơ… chỉ có vào mùa đông nhưng lại được bày bán rất nhiều ở mùa hè, thậm chí còn xanh và tươi hơn nhiều so với rau quả chính vụ….Đó là những người sản xuất đã sử dụng những lại thuốc kích thích tăng trưởng và các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao đã bị cấm sử dụng từ lâu.

Các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, bò, gà, vịt… những người chăn nuôi cũng sử dụng những loại cám tăng trọng không rõ nguồn gốc để kích thích tăng trưởng, thậm chí những người kinh doanh thực phẩm còn sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt cá ôi thối để che mắt khách hàng…

Giải pháp nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm

Thứ nhất! Trong thời gian qua nhà nước và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như tạo ra hành lang pháp lý để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra, kiểm soát vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn cả về mặt con người lẫn phương tiện giám định đồng bộ thực phẩm. Vì vậy để nâng cao chất lượng thì phải không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng thực phẩm, cũng như công tác tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân.

Mới đây, trên thị trường có xuất hiện một loại thiết bị đo lượng nitrat tồn dư vượt ngưỡng trong thực phẩm có xuất xứ từ Liên bang Nga đo hàm lượng Nitrat tồn dư trong các loại thực phẩm ăn hàng ngày, trong hoa quả và đã được các bà nội trợ trong cả nước rất tin tưởng. GS.TS Phan Thị Kim – Chủ tịch hội An toàn thực phẩm Việt Nam cũng khẳng định, đây được coi là giải pháp chủ động cho các bà nội trợ nhằm nâng cao sử dụng chất lượng thực phẩm, bảo vệ chính bản thân bạn và người thân.

Thứ hai, ngăn chặn các sản phẩm thực phẩm nguy hại từ bên ngoài vào nước ta, làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Về phía quản lý nhà nước, cần khắc phục tình trạng chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước về các văn bản pháp luật liên quan đến ATTP; hướng dẫn cặn kẽ, đầy đủ, kịp thời giúp các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển đúng định hướng, tuân thủ nghiêm quy trình và các quy định về ATVSTP khi đi vào hoạt động. Đồng thời, tăng cường, nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm tra, giám sát ATTP nhất là ở cấp huyện, xã; xử lý nghiêm khắc những đối tượng vi phạm, có như vậy mới sàng lọc, giúp những cơ sở thực sự có chất lượng tồn tại và phát triển, những cơ sở thiếu ý thức, điều kiện cần thiết buộc phải dừng hoạt động.

Về phía người tiêu dùng, cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng hàng hóa, đặc biệt chất lượng thực phẩm; chặt chẽ và thận trọng trong lựa chọn sản phẩm, chỉ mua sản phẩm rõ nguồn gốc; kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin, lên án, tẩy chay những cơ sở sản xuất, kinh doanh không bảo đảm ATTP, tạo sức ép đến nhà sản xuất, kinh doanh cũng như nhà quản lý nhằm đảm bảo sự ATTP cho cộng đồng.

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi nhất để công nghiệp sản xuất sạch phát triển; trong đó, chú trọng phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất thịt sạch, rau sạch, phụ gia thực phẩm…bảo đảm an toàn theo đúng tiêu chuẩn được các cơ quan chức năng đánh giá, chứng nhận. Các cơ quan nhà nước cần có sự giám sát chặt chẽ, khắt khe chất lượng nông thủy sản, thực phẩm đảm bảo đạt yêu cầu; đồng thời khuyến khích người sản xuất tự công bố chất lượng mặt hàng, đề cao đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, với phương châm vì sự an toàn cho người tiêu dùng sẽ đóng vai trò chủ đạo trong quyết định chất lượng, thương hiệu hàng hóa. Thực chất, không ít nhà sản xuất, kinh doanh chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chẳng cần nghĩ đến hệ quả xấu do mặt hàng của mình có thể gây ra cho cộng đồng.

Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với tư cách là thành viên bình đẳng của WTO, việc tạo ra các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn ATTP là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Chất lượng thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa, nguồn động lực quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội mà còn liên quan đến vấn đề văn hóa, đến an ninh chính trị xã hội và sự trường tồn của giống nòi… Do đó, nếu chỉ yêu cầu người tiêu dùng “nói không với thực phẩm không an toàn” thì vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề ATTP; mà nó phải được bắt đầu từ người sản xuất và người chế biến, bởi chỉ có họ mới biết rõ đâu là sản phẩm sạch và đâu là không sạch…

           Phê duyệt UBND xã

             Đài truyền thanh xã