Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
175741

Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn xã Thọ Ngọc năm 2023

Ngày 07/02/2023 13:58:19

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THỌ NGỌC

 
 

 


         Số:        /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

 


       Thọ Ngọc, ngày      tháng       năm 2023

 

                        KẾ HOẠCH

               Thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã Thọ ngọc năm 2023

 
 


Căn cứ Luật Công nghệ thông tin 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015.

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 2778/KH-UBND ngày 21/5/2021 của UBND huyện Triệu Sơn về chuyển đổi số trên địa bàn huyện Triệu Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch hành động số 76-KH/HU ngày 28/3/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Sơn về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 05/7/2022 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn về phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, thúc đẩy phát triển chuyển đổi số trên địa bàn huyện Triệu Sơn.

Thực hiện kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/01/2023 của UBND huyện Triệu Sơn về việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn huyện Triệu Sơn năm 2023.

Uỷ ban nhân dân xã Thọ Ngọc xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn xã Thọ ngọc năm 2023, như sau:

I.  MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.   Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của công chức và người lao động về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giai đoạn phát triển mới của đất nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

2.   Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, đặt trọng tâm vào Chuyển đổi số trong toàn ngành góp phần xây dựng hệ thống CNTT hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả.

3.   Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả hoạt động Trang thông tin điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 theo quy định; nâng cao hiệu quả sử dụng trên phần mền dùng chung của tỉnh...Đối với phần mền quản lý văn bản số và điều hành công việc tăng cường gửi, nhận văn bản điện điện tử, chuyển lãnh  đạo ký số...Ứng dụng chữ ký số của 100% lãnh đạo dần tiến tới các công chức chuyên môn.

4.   Xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mền chuyên ngành phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo triển khai đồng bộ với việc phát triển các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, cơ sở dữ liệu quốc gia; tích cực ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn và chuyển đổi số trong cơ quan UBND xã Thọ ngọc.

Đảm bảo an toàn, an ninh mạng thông tin: Đầu tư về trang thiết bị, dịch vụ CNTT và nguồn nhân lực bảo đảm an toàn, an ninh thông tin theo qui định cho các hệ thống thông tin như mạng LAN, các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của bộ phận chuyên môn; hướng dẫn cán bộ, công chức thực hiện nghiêm các quy định về bảo mật thông tin trong quản lý nhà nước, an toàn thông tin mạng của các hệ thống quản lý. Triển khai các bện pháp đảm bảo an toàn thông tin theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông. Tích cực tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ của Sở Thông tin và Truyền thông,huyện tổ chức thực hiện.

  II. MỤC TIÊU

  1. Mục tiêu tổng quát

-  Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số xã Thọ Ngọc tổng thể, toàn diên, có hình hình hoạt động được thiết kế, vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để đưa hoạt động của chính quyền lên môi trường số, đảm bảo an toàn thông tin; phát triển kinh tế số, xã hội số để thay đổi phương thức lãnh đạo quản lý, điều hành, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra các giá trị mới cho xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số của huyện Triệu Sơn và tỉnh Thanh Hóa.

              2. Mục tiêu cụ thể

             2.1. Hạ tầng và nền tảng số:

           - Phát triển hạ tầng và nền tảng số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, thông tin di động mạng 4G/5G được phủ đến 100% các hộ gia đình.

          - Hạ tầng và trang thiết bị CNTT tại UBND xã được kết nối vào đường truyền số liệu chuyên dùng cấp II; đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống; 100% CBCC có máy tính phục vụ công việc.

          - Đảm bảo xã có 01 hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được kết nối xuyên suốt từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp thôn.

          - Thiết lập các điểm phát wifi công cộng tại các địa điểm quan trọng trong xã tuỳ thuộc điều kiện (như tại UBND xã, nhà văn hoá …).


- Đầu tư, nâng cấp hệ thống đài truyền thanh hiện có trong đó ứng dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo, truyền thanh thông minh.

- Đầu tư, nâng cấp mới điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông tại  xã để tư vấn, hỗ trợ, triển khai các dịch vụ chuyển đổi số.

              2.2. Mục tiêu về phát triển Chính quyền số

                - 100% cán bộ, công chức xã được cấp và thường xuyên sử dụng thư  điện tử công vụ.

                - 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn cấp chỉ đạo, điều hành, xử công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định).

              - Bảo đảm 100% hồ sơ TTHC tại UBND cấp xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Có tối thiểu có một kênh giao tiếp với người dân thông qua tin nhắn SMS, các nhóm zalo, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin, tình hình kinh tế hội, chỉ đạo của chính quyền, phản ánh, kiến nghị của người dân.

            - Khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu, phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông suốt, hiệu quả.

Triển khai phòng họp trực tuyến thế hệ mới, hướng tới triển khai phòng họp không giấy tờ (khi có đủ điều kiện và cần thiết) phục vụ các cuộc họp của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

  - Số hóa: Số hóa tài liệu, quy trình nghiệp vụ phục vụ cho công tác chuyển đổi số tại UBND cấp xã. Triển khai ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ các hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý và nghiệp vụ của cấp xã như: quản lý tài sản, tài chính - kế toán, nhân lực, nhân sự, báo cáo, tổng hợp...

   - Nền tảng tương tác chính quyền và người dân: Ứng dụng nền tảng số Hỗ trợ chính quyền cấp xã giao tiếp, tương tác và tiếp nhận các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua công nghệ số.

            - Thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu về chính quyền số theo từng giai đoạn cụ thể.

            - Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ và người dân.

                2.3. Mục tiêu về phát triển Kinh tế số:

           - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng.

            - 100% các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có lợi thế của xã, sản phẩm OCOP được quảng bá qua mạng internet (trang thông tin điện tử, mạng xã hội…); hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kết nối, đưa  hàng hóa, dịch vụ lên các sàn thương mại điện tử.

           - Triển khai giải pháp hỗ trợ truy xuất nguồn gốc thông qua Cổng truy xuất nguồn gốc của tỉnh để tạo niềm tin cho khách hàng.

           - Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến.

           - 100% nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn cấp xã được gắn địa chỉ trên nền tảng bản đồ số Vpostcode.

  - Chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh: Hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh và người dân có ứng dụng các nền tảng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh.

           2.4. Mục tiêu về phát triển Xã hội số:

           - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển đổi số; Tối thiểu 50% người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên môi trường mạng; ứng dụng công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực; quảng bá, bán sản phẩm trên mạng.

           - Phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G.

          - 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác (theo KH 106/KH-UBND ngày 12/4/2022).

          - Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40 - 50%.

           - Đảm bảo người dân được bảo vệ an toàn trên môi trường mạng đặc biệt chặn lọc các nội dung xấu, độc hại.

          - Phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trên địa bàn xã.

2.5. Mục tiêu về phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin.

           - 100% tỷ lệ phần mền quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông qua Trực liên thông văn bản Tỉnh phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử.

             - 100% máy tính được cài đặt phần mền quét virut có bản quyền.

             - 100% hệ thống thông tin trong CQNN được phê duyệt theo cấp độ.

             - 100% hệ thống thông tin đã được triển khai mức bảo vệ 4 lớp.

             - Xây dựng hoàn thiện hạ tầng đảm bảo an toàn thông tin cho tất cả các hệ thống của xã ; tiếp tục đầu tư hoàn thiện.

             - 100% cán bộ công chức và người lao động của cơ quan được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ quan bảo đảm an toàn thông tin.

-   100% cán bộ chuyên trách CNTT của cơ quan được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin.

III. NHIỆM VỤ,GIẢI PHÁP

1.  Hoàn thiện môi trường pháp

 

 - Thực hiện nghiêm túc các quy định về quy trình vận hành các hệ thống của tính đảm bảo về an toàn, an ninh thông tin và bộ tiêu chí công sở số, bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng đơn vị, lãnh đạo, công chức trong quá trình chuyển đổi số.

             - Triển khai các chính sách, giải pháp thu hút đầu tư, trong đó ưu tiên thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, công nghệ cao, thương mại điện tử...thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ, hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chuyển đổi số.

-   Cập nhật quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với giải quyết từng TTHC các cấp.

          2. Phát triển hạ tầng số tăng cường hoạt động họp trực tuyến của các cơ quan trên địa bàn.

          - Đầu tư trang thiết bị CNTT phục vụ chuyển đổi toàn bộ địa chỉ giao thức Internet thế hệ cũ (Ipv4) sang sử dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (Ipv6) đối với toàn bộ hệ thống ứng dụng của xã .

-    Đu tư trang thiết bị CNTT, các phượng tiện khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

-   Nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong cơ UBND xã.

3. Phát triển dữ liệu

-   Thực hiện tiếp nhận, kế thừa, sử dụng các CSDL đã được Tỉnh và huyện đầu tư xây dựng (các CSDL về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, dân số, tài chính, viễn thông).

           - Xây dựng Kho dữ liệu số.

         - Phấn đấu phát triển phần mền số hóa, bản đồ hóa hệ thống thông tin cơ bản của xã  thành hạng tầng dữ liệu không gian đô thị

- Triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ quản lý hành chính các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, tài nguyên và môi trường, tư pháp, thông tin và truyền thông, nội vụ kế hoạch và đầu tư, hệ thống thông tin quản lý văn thư, lưu trữ.

          4.  Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

          - Đầu tư các thiết bị, phần mền, hệ thống giám sát bảo đảm an toàn thông tin; các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cơ quan UBND xã.

          - Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách an toàn thông tin.

          - Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/06/2019 của

Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

          5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ


 

- Duy trì nâng cấp, mở rộng Trang thông tin điện tử xã  trên nền tảng công nghệ dùng chung để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

          - Nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện đàm bảo tiến độ thời gian trong sử lý công việc của các công chức chuyên môn trên hệ thống Quản lý văn bản và điều hành đảm bảo giải quyết công việc đúng và trước hạn

          - Tiếp tục triển khai, phát triển,thích hợp, ứng dụng chữ ký số chuyên dùng

6. Phát triển kinh tế số

          - Phối hợp xây dựng kế hoạch, rà soát và triển khai phương án đảm bảo hệ thống cáp quang được phủ đến các thôn .

- Thúc đẩy phát triển hạn chế tối đa dùng tiền mặt để giao dịch. Trước tiên là nêu cao tinh thần, trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, công chức cơ quan UBND xã.

  - Xây dựng kho dữ liệu và phần mền quản lý điều hành y tế phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực y tế.

   - Xây dựng CSDL bài giảng điện tử và cung cấp dịch vụ khóa học trực tuyến chuẩn hóa phục vụ đổi mới hoạt động dạy và học

-   Xây dựng công cụ chuyển đổi số toàn diện công tác kiểm tra đánh giá các bậc học.

-   Xây dựng Hệ thống các ứng dụng trên nền tảng số, tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức truyền tải các chương trình phát thanh trên nền tảng số.

7.  Phát triển nguồn nhân lực CNTT

- Tham gia các chuyên đề tập huấn kiến thức cơ bản về chuyển đổi số và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ quản lý nhà nước trên nền tảng số, đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT và cán bộ, công chức xã .

-   Nêu cao tinh thần tự học, nghiên cứu, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng; khai tác các hệ thống thông tin đối với mỗi cán bộ, công chức trong cơ quan theo nhu cầu của tỉnh, huyện.

              II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

               1. Văn phòng UBND.

  - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các cơ quan đơn vị tổ chức triển khai Kế hoạch chuyển đổi số tại các đơn vị.

                - Nâng cao kiến thức, kỹ năng số và chủ động thực hiện các nội dung trong hình thuộc trách nhiệm của chính quyền.

-   Không ngừng tìm hiểu ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách làm mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương

             2. Công chức Địa chính - Nông nghiệp

              - Công bố, công khai đầy đủ các quy hoạch trên hệ thống trang thông tin điện tử để nhân dân nắm bắt kịp thời.


 

Phối hợp Hội nông dân, Hợp tác xã dịch vụ trên địa bàn cùng các tổ chức, đơn vị trong và ngoài địa bàn hỗ trợ cho nông dân, tổ hợp tác thực hiện cập nhật thông tin thị trường, tập huấn kỹ năng bán sản phẩm trên các sàn Thương mại điện tử (sản phẩm ocop, chợ điện tử, bán hàng Online ) xây dựng cung cấp kênh thông tin kết nối các sự kiện liên quan đến xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm trong nước và ngoài nước để người sản xuất tiếp cận.

3. Công chức Văn hóa - Xã hội, Đài truyền thanh.

-    Đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia vào việc xây dựng Nông thôn mới nâng cao.

-    Tuyên truyền hướng dẫn người dân trong sử dụng thiết bị di động thông minh để khai thác các dịch vụ chính quyền cung cấp (khai nộp thủ tục hành chính, tra cứu kết quả xử lý thủ tục hành chính, khai thác thông tin chính quyền cung cấp trên môi trường số, hướng dẫn người dân truy cập Interrnet và khai thác tại điểm bưu điện văn hóa)

-   Hỗ trợ người dân, hộ kinh doanh, chính quyền quảng bá hình ảnh thông tin về sản phẩm, dịch vụ, nét văn hóa trên môi trường mạng, trên các sàn thương mại điện tử.

            4. Công chức Tài chính - Kế toán.

 Tham mưu xây dựng và kiểm soát chặt chẽ hoạt động ngân sách đảm bảo trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của kế hoạch.

            5. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

- Tăng cường công tác phổ hợp tích cực với Bộ phận Văn hóa xã Thọ Ngọc để tổ chức triển khai Kế hoạch chuyển đổi số tại các đơn vị.

-   Triển khai ứng dụng CNTT trong đội ngũ cán bộ, nhân viên đơn vị để nâng cao chất lượng, năng suất hiệu quả giải quyết công việc chuyên môn.

-   Chủ động tìm hiểu, tham gia sử dụng các dịch vụ chính quyền cung cấp trên môi trường số. Tìm hiểu tích cực quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình cung cấp và thương hiệu chung của địa phương trên môi trường mạng.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn xã Thọ Ngọc năm 2023, đề nghị các đơn vị, các thôn, cán bộ công chức triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:                                                                                        CHỦ TỊCH

-  UBND huyện, phòng VHTT huyện ( b/c);                                                                                      

-  TT Đảng ủy, HĐND ( b/c);

-   Các PCT UBND (t/h);

-  MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể (p/h);

  - Tổ công nghệ số các thôn (t/h);                                                                 

-  Cán bộ, Công chức (t/h); 

-  Lưu: VT.

                                                                                                                                                Hoàng Ngọc Vân                                                                   

Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn xã Thọ Ngọc năm 2023

Đăng lúc: 07/02/2023 13:58:19 (GMT+7)

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THỌ NGỌC

 
 

 


         Số:        /KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 

 


       Thọ Ngọc, ngày      tháng       năm 2023

 

                        KẾ HOẠCH

               Thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn xã Thọ ngọc năm 2023

 
 


Căn cứ Luật Công nghệ thông tin 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006.

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng 86/2015/QH13 ngày 19/11/2015.

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”;

Căn cứ Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 06/10/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch số 2778/KH-UBND ngày 21/5/2021 của UBND huyện Triệu Sơn về chuyển đổi số trên địa bàn huyện Triệu Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch hành động số 76-KH/HU ngày 28/3/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Sơn về thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 05/7/2022 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn về phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số, thúc đẩy phát triển chuyển đổi số trên địa bàn huyện Triệu Sơn.

Thực hiện kế hoạch số 227/KH-UBND ngày 19/01/2023 của UBND huyện Triệu Sơn về việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn huyện Triệu Sơn năm 2023.

Uỷ ban nhân dân xã Thọ Ngọc xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn xã Thọ ngọc năm 2023, như sau:

I.  MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1.   Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của công chức và người lao động về tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong giai đoạn phát triển mới của đất nước là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

2.   Đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm phát triển Chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, đặt trọng tâm vào Chuyển đổi số trong toàn ngành góp phần xây dựng hệ thống CNTT hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả.

3.   Nâng cao chất lượng hoạt động, hiệu quả hoạt động Trang thông tin điện tử, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 theo quy định; nâng cao hiệu quả sử dụng trên phần mền dùng chung của tỉnh...Đối với phần mền quản lý văn bản số và điều hành công việc tăng cường gửi, nhận văn bản điện điện tử, chuyển lãnh  đạo ký số...Ứng dụng chữ ký số của 100% lãnh đạo dần tiến tới các công chức chuyên môn.

4.   Xây dựng, phát triển các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, phần mền chuyên ngành phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ, đảm bảo triển khai đồng bộ với việc phát triển các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, cơ sở dữ liệu quốc gia; tích cực ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn và chuyển đổi số trong cơ quan UBND xã Thọ ngọc.

Đảm bảo an toàn, an ninh mạng thông tin: Đầu tư về trang thiết bị, dịch vụ CNTT và nguồn nhân lực bảo đảm an toàn, an ninh thông tin theo qui định cho các hệ thống thông tin như mạng LAN, các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của bộ phận chuyên môn; hướng dẫn cán bộ, công chức thực hiện nghiêm các quy định về bảo mật thông tin trong quản lý nhà nước, an toàn thông tin mạng của các hệ thống quản lý. Triển khai các bện pháp đảm bảo an toàn thông tin theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông. Tích cực tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ của Sở Thông tin và Truyền thông,huyện tổ chức thực hiện.

  II. MỤC TIÊU

  1. Mục tiêu tổng quát

-  Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số xã Thọ Ngọc tổng thể, toàn diên, có hình hình hoạt động được thiết kế, vận hành dựa trên dữ liệu và công nghệ số để đưa hoạt động của chính quyền lên môi trường số, đảm bảo an toàn thông tin; phát triển kinh tế số, xã hội số để thay đổi phương thức lãnh đạo quản lý, điều hành, phương thức sống, làm việc của người dân, tạo ra các giá trị mới cho xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số của huyện Triệu Sơn và tỉnh Thanh Hóa.

              2. Mục tiêu cụ thể

             2.1. Hạ tầng và nền tảng số:

           - Phát triển hạ tầng và nền tảng số: Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang, thông tin di động mạng 4G/5G được phủ đến 100% các hộ gia đình.

          - Hạ tầng và trang thiết bị CNTT tại UBND xã được kết nối vào đường truyền số liệu chuyên dùng cấp II; đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống; 100% CBCC có máy tính phục vụ công việc.

          - Đảm bảo xã có 01 hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến được kết nối xuyên suốt từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp thôn.

          - Thiết lập các điểm phát wifi công cộng tại các địa điểm quan trọng trong xã tuỳ thuộc điều kiện (như tại UBND xã, nhà văn hoá …).


- Đầu tư, nâng cấp hệ thống đài truyền thanh hiện có trong đó ứng dụng nền tảng trí tuệ nhân tạo, truyền thanh thông minh.

- Đầu tư, nâng cấp mới điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông tại  xã để tư vấn, hỗ trợ, triển khai các dịch vụ chuyển đổi số.

              2.2. Mục tiêu về phát triển Chính quyền số

                - 100% cán bộ, công chức xã được cấp và thường xuyên sử dụng thư  điện tử công vụ.

                - 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức trên địa bàn cấp chỉ đạo, điều hành, xử công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; 100% các văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định).

              - Bảo đảm 100% hồ sơ TTHC tại UBND cấp xã tiếp nhận xử lý được cập nhật, quản lý và giải quyết trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Có tối thiểu có một kênh giao tiếp với người dân thông qua tin nhắn SMS, các nhóm zalo, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin, tình hình kinh tế hội, chỉ đạo của chính quyền, phản ánh, kiến nghị của người dân.

            - Khai thác, sử dụng các cơ sở dữ liệu, phần mềm, nền tảng ứng dụng dùng chung từ Trung ương đến địa phương đảm bảo thông suốt, hiệu quả.

Triển khai phòng họp trực tuyến thế hệ mới, hướng tới triển khai phòng họp không giấy tờ (khi có đủ điều kiện và cần thiết) phục vụ các cuộc họp của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

  - Số hóa: Số hóa tài liệu, quy trình nghiệp vụ phục vụ cho công tác chuyển đổi số tại UBND cấp xã. Triển khai ứng dụng CNTT nhằm hỗ trợ các hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý và nghiệp vụ của cấp xã như: quản lý tài sản, tài chính - kế toán, nhân lực, nhân sự, báo cáo, tổng hợp...

   - Nền tảng tương tác chính quyền và người dân: Ứng dụng nền tảng số Hỗ trợ chính quyền cấp xã giao tiếp, tương tác và tiếp nhận các ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân thông qua công nghệ số.

            - Thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu về chính quyền số theo từng giai đoạn cụ thể.

            - Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho đội ngũ cán bộ và người dân.

                2.3. Mục tiêu về phát triển Kinh tế số:

           - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản xuất và người dân về chuyển đổi số, phát triển kinh tế, mua bán, phân phối hàng hóa dựa trên môi trường mạng.

            - 100% các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có lợi thế của xã, sản phẩm OCOP được quảng bá qua mạng internet (trang thông tin điện tử, mạng xã hội…); hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp kết nối, đưa  hàng hóa, dịch vụ lên các sàn thương mại điện tử.

           - Triển khai giải pháp hỗ trợ truy xuất nguồn gốc thông qua Cổng truy xuất nguồn gốc của tỉnh để tạo niềm tin cho khách hàng.

           - Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh người dân sử dụng các kênh thanh toán không dùng tiền mặt để giao dịch trực tuyến.

           - 100% nhà ở, cá nhân hộ gia đình, cơ quan, tổ chức trên địa bàn cấp xã được gắn địa chỉ trên nền tảng bản đồ số Vpostcode.

  - Chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh: Hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh và người dân có ứng dụng các nền tảng công nghệ số để thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, sản xuất, kinh doanh.

           2.4. Mục tiêu về phát triển Xã hội số:

           - Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về chuyển đổi số; Tối thiểu 50% người dân trong độ tuổi lao động trên địa bàn xã được tập huấn, phổ biến về các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số trên môi trường mạng; ứng dụng công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực; quảng bá, bán sản phẩm trên mạng.

           - Phổ cập dịch vụ Internet băng rộng cáp quang; phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G.

          - 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác (theo KH 106/KH-UBND ngày 12/4/2022).

          - Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40 - 50%.

           - Đảm bảo người dân được bảo vệ an toàn trên môi trường mạng đặc biệt chặn lọc các nội dung xấu, độc hại.

          - Phổ cập điện thoại thông minh cho người dân trên địa bàn xã.

2.5. Mục tiêu về phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin.

           - 100% tỷ lệ phần mền quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông qua Trực liên thông văn bản Tỉnh phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử.

             - 100% máy tính được cài đặt phần mền quét virut có bản quyền.

             - 100% hệ thống thông tin trong CQNN được phê duyệt theo cấp độ.

             - 100% hệ thống thông tin đã được triển khai mức bảo vệ 4 lớp.

             - Xây dựng hoàn thiện hạ tầng đảm bảo an toàn thông tin cho tất cả các hệ thống của xã ; tiếp tục đầu tư hoàn thiện.

             - 100% cán bộ công chức và người lao động của cơ quan được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ quan bảo đảm an toàn thông tin.

-   100% cán bộ chuyên trách CNTT của cơ quan được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin.

III. NHIỆM VỤ,GIẢI PHÁP

1.  Hoàn thiện môi trường pháp

 

 - Thực hiện nghiêm túc các quy định về quy trình vận hành các hệ thống của tính đảm bảo về an toàn, an ninh thông tin và bộ tiêu chí công sở số, bộ tiêu chí đánh giá xếp hạng đơn vị, lãnh đạo, công chức trong quá trình chuyển đổi số.

             - Triển khai các chính sách, giải pháp thu hút đầu tư, trong đó ưu tiên thu hút các doanh nghiệp công nghệ số, công nghệ cao, thương mại điện tử...thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ, hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số trên địa bàn để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chuyển đổi số.

-   Cập nhật quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với giải quyết từng TTHC các cấp.

          2. Phát triển hạ tầng số tăng cường hoạt động họp trực tuyến của các cơ quan trên địa bàn.

          - Đầu tư trang thiết bị CNTT phục vụ chuyển đổi toàn bộ địa chỉ giao thức Internet thế hệ cũ (Ipv4) sang sử dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (Ipv6) đối với toàn bộ hệ thống ứng dụng của xã .

-    Đu tư trang thiết bị CNTT, các phượng tiện khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

-   Nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong cơ UBND xã.

3. Phát triển dữ liệu

-   Thực hiện tiếp nhận, kế thừa, sử dụng các CSDL đã được Tỉnh và huyện đầu tư xây dựng (các CSDL về dân cư, đất đai, đăng ký doanh nghiệp, dân số, tài chính, viễn thông).

           - Xây dựng Kho dữ liệu số.

         - Phấn đấu phát triển phần mền số hóa, bản đồ hóa hệ thống thông tin cơ bản của xã  thành hạng tầng dữ liệu không gian đô thị

- Triển khai đồng bộ các hệ thống thông tin chuyên ngành phục vụ quản lý hành chính các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, tài nguyên và môi trường, tư pháp, thông tin và truyền thông, nội vụ kế hoạch và đầu tư, hệ thống thông tin quản lý văn thư, lưu trữ.

          4.  Bảo đảm an toàn, an ninh mạng

          - Đầu tư các thiết bị, phần mền, hệ thống giám sát bảo đảm an toàn thông tin; các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cơ quan UBND xã.

          - Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ chuyên trách an toàn thông tin.

          - Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07/06/2019 của

Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng.

          5. Phát triển các ứng dụng, dịch vụ


 

- Duy trì nâng cấp, mở rộng Trang thông tin điện tử xã  trên nền tảng công nghệ dùng chung để phục vụ người dân và doanh nghiệp.

          - Nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện đàm bảo tiến độ thời gian trong sử lý công việc của các công chức chuyên môn trên hệ thống Quản lý văn bản và điều hành đảm bảo giải quyết công việc đúng và trước hạn

          - Tiếp tục triển khai, phát triển,thích hợp, ứng dụng chữ ký số chuyên dùng

6. Phát triển kinh tế số

          - Phối hợp xây dựng kế hoạch, rà soát và triển khai phương án đảm bảo hệ thống cáp quang được phủ đến các thôn .

- Thúc đẩy phát triển hạn chế tối đa dùng tiền mặt để giao dịch. Trước tiên là nêu cao tinh thần, trách nhiệm, gương mẫu của cán bộ, công chức cơ quan UBND xã.

  - Xây dựng kho dữ liệu và phần mền quản lý điều hành y tế phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực y tế.

   - Xây dựng CSDL bài giảng điện tử và cung cấp dịch vụ khóa học trực tuyến chuẩn hóa phục vụ đổi mới hoạt động dạy và học

-   Xây dựng công cụ chuyển đổi số toàn diện công tác kiểm tra đánh giá các bậc học.

-   Xây dựng Hệ thống các ứng dụng trên nền tảng số, tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ cả về nội dung và hình thức truyền tải các chương trình phát thanh trên nền tảng số.

7.  Phát triển nguồn nhân lực CNTT

- Tham gia các chuyên đề tập huấn kiến thức cơ bản về chuyển đổi số và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ quản lý nhà nước trên nền tảng số, đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT và cán bộ, công chức xã .

-   Nêu cao tinh thần tự học, nghiên cứu, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng; khai tác các hệ thống thông tin đối với mỗi cán bộ, công chức trong cơ quan theo nhu cầu của tỉnh, huyện.

              II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

               1. Văn phòng UBND.

  - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn các cơ quan đơn vị tổ chức triển khai Kế hoạch chuyển đổi số tại các đơn vị.

                - Nâng cao kiến thức, kỹ năng số và chủ động thực hiện các nội dung trong hình thuộc trách nhiệm của chính quyền.

-   Không ngừng tìm hiểu ứng dụng công nghệ số để thay đổi cách làm mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương

             2. Công chức Địa chính - Nông nghiệp

              - Công bố, công khai đầy đủ các quy hoạch trên hệ thống trang thông tin điện tử để nhân dân nắm bắt kịp thời.


 

Phối hợp Hội nông dân, Hợp tác xã dịch vụ trên địa bàn cùng các tổ chức, đơn vị trong và ngoài địa bàn hỗ trợ cho nông dân, tổ hợp tác thực hiện cập nhật thông tin thị trường, tập huấn kỹ năng bán sản phẩm trên các sàn Thương mại điện tử (sản phẩm ocop, chợ điện tử, bán hàng Online ) xây dựng cung cấp kênh thông tin kết nối các sự kiện liên quan đến xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm trong nước và ngoài nước để người sản xuất tiếp cận.

3. Công chức Văn hóa - Xã hội, Đài truyền thanh.

-    Đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia vào việc xây dựng Nông thôn mới nâng cao.

-    Tuyên truyền hướng dẫn người dân trong sử dụng thiết bị di động thông minh để khai thác các dịch vụ chính quyền cung cấp (khai nộp thủ tục hành chính, tra cứu kết quả xử lý thủ tục hành chính, khai thác thông tin chính quyền cung cấp trên môi trường số, hướng dẫn người dân truy cập Interrnet và khai thác tại điểm bưu điện văn hóa)

-   Hỗ trợ người dân, hộ kinh doanh, chính quyền quảng bá hình ảnh thông tin về sản phẩm, dịch vụ, nét văn hóa trên môi trường mạng, trên các sàn thương mại điện tử.

            4. Công chức Tài chính - Kế toán.

 Tham mưu xây dựng và kiểm soát chặt chẽ hoạt động ngân sách đảm bảo trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của kế hoạch.

            5. Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

- Tăng cường công tác phổ hợp tích cực với Bộ phận Văn hóa xã Thọ Ngọc để tổ chức triển khai Kế hoạch chuyển đổi số tại các đơn vị.

-   Triển khai ứng dụng CNTT trong đội ngũ cán bộ, nhân viên đơn vị để nâng cao chất lượng, năng suất hiệu quả giải quyết công việc chuyên môn.

-   Chủ động tìm hiểu, tham gia sử dụng các dịch vụ chính quyền cung cấp trên môi trường số. Tìm hiểu tích cực quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình cung cấp và thương hiệu chung của địa phương trên môi trường mạng.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn xã Thọ Ngọc năm 2023, đề nghị các đơn vị, các thôn, cán bộ công chức triển khai thực hiện./.

 

Nơi nhận:                                                                                        CHỦ TỊCH

-  UBND huyện, phòng VHTT huyện ( b/c);                                                                                      

-  TT Đảng ủy, HĐND ( b/c);

-   Các PCT UBND (t/h);

-  MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể (p/h);

  - Tổ công nghệ số các thôn (t/h);                                                                 

-  Cán bộ, Công chức (t/h); 

-  Lưu: VT.

                                                                                                                                                Hoàng Ngọc Vân