Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
175741

an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán 2024

Ngày 23/01/2024 15:10:46

 

TUYÊN TRUYỀN VỀ ATVSTP TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN  NĂM 2024                                                                   

 

Như chúng ta đã biết hiện nay tình trạng ngộ độc thực phẩm đang là vấn đề hết sức quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt là trong dịp tết Nguyên đán này thì tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn ra nhiều hơn. Vì vậy mà bản thân chúng ta cần phải hiểu biết về VSATTP để có biện pháp phòng tránh. Nguyên nhân chủ yếu là do những ngày này chúng ta ăn uống không điều độ và toàn ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc thực phẩm để lâu ngày…Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm thì chúng ta cần thực hiện 10 biện pháp sau:

1. Rửa tay trước khi ăn, nhất là khi ăn bốc, sau khi đi vệ sinh.

2. Chỉ uống nước đun sôi để nguội, hoặc đã qua thiết bị tinh lọc.

3. Phòng ngộ độc bởi phẩm màu độc hại: luôn nghi ngờ thịt sống, chín nhuộm màu khác thường: xôi màu gấc không thấy hột và thịt gấc, bánh kẹo, mứt có màu lòe loẹt, không có địa chỉ sản xuất.

4. Phòng ngộ độc bởi hóa chất bảo vệ thực vật: rau, củ, quả tươi, đặc biệt là thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.

5. Phòng ngộ độc bởi thực phẩm có độc tự nhiên: không ăn nấm, củ, rau, quả hoang dại nghi có độc, sản phẩm động vật có độc (phủ tạng, da cóc, cá nóc…)

6. Phòng vi khuẩn sống sót làm thực phẩm biến chất, có hại: Không dùng đồ hộp lon phòng cứng ở hai đáy hộp, bị gỉ, móp méo, sữa, nước giải khát, nước đóng chai bị biến màu đục, có cặn…

7. Phòng vi khuẩn nhân lên trong môi trường: Thức ăn chín đã qua bữa, quá giờ nếu không được bảo quản lạnh dưới 100C thì phải được hâm lại kỹ hoặc chần nước sôi.

8. Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm chế biến sẵn (thịt quay, luộc) để ăn ngay từ các dụng cụ chế biến như dao, thớt, đũa, thìa, que gắp đang chế biến thực phẩm sống hoặc chưa được làm sạch, bàn tay,trang phục người chế biến bị bẩn…

9. Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói hết hạn sử dụng.

 

 

 

10- Tránh ăn ở quán không có nước sạch hoặc cách nguồn nước sạch quá xa, không có tủ kính che đuổi ruồi muỗi, bụi, chất độc môi trường (nếu ở mặt đường, vỉa hè) không có lưới che ruồi, nhặng (nếu ở trong nhà, chợ có mái che).

     Khi nhận thấy có các dấu hiệu ngộ độc như: đau bụng quằn quại, nôn, tiêu chảy, cần làm cho chất độc thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Có thể dùng hai ngón tay ngoáy móc họng để kích thích nôn hết thức ăn ra ngoài. Khi bị ngộ độc cơ thể mất rất nhiều nước cần phải bổ sung kịp thời: uống dung dịch ors, nước cháo, nước cam, nước dừa sau mỗi lần nôn hoặc đi ngoài.

     Nên đến bệnh viện nếu sốt cao, mất nước nặng, phân có máu. Sau khi bị ngộ độc nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để sức khỏe mau hồi phục. Trường hợp ngộ độc nặng cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

     Để có một cái tết vui vẻ thì bản thân của mỗi chúng ta cần thực hiện tốt những biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm trên và tuyên truyền cho người thân, gia đình cùng thực hiện/.

                                                                                                                              Sưu tầm

  

an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán 2024

Đăng lúc: 23/01/2024 15:10:46 (GMT+7)

 

TUYÊN TRUYỀN VỀ ATVSTP TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN  NĂM 2024                                                                   

 

Như chúng ta đã biết hiện nay tình trạng ngộ độc thực phẩm đang là vấn đề hết sức quan tâm của toàn xã hội. Đặc biệt là trong dịp tết Nguyên đán này thì tình trạng ngộ độc thực phẩm diễn ra nhiều hơn. Vì vậy mà bản thân chúng ta cần phải hiểu biết về VSATTP để có biện pháp phòng tránh. Nguyên nhân chủ yếu là do những ngày này chúng ta ăn uống không điều độ và toàn ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc thực phẩm để lâu ngày…Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm thì chúng ta cần thực hiện 10 biện pháp sau:

1. Rửa tay trước khi ăn, nhất là khi ăn bốc, sau khi đi vệ sinh.

2. Chỉ uống nước đun sôi để nguội, hoặc đã qua thiết bị tinh lọc.

3. Phòng ngộ độc bởi phẩm màu độc hại: luôn nghi ngờ thịt sống, chín nhuộm màu khác thường: xôi màu gấc không thấy hột và thịt gấc, bánh kẹo, mứt có màu lòe loẹt, không có địa chỉ sản xuất.

4. Phòng ngộ độc bởi hóa chất bảo vệ thực vật: rau, củ, quả tươi, đặc biệt là thức ăn sống phải được ngâm kỹ rồi rửa lại vài lần bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước chảy.

5. Phòng ngộ độc bởi thực phẩm có độc tự nhiên: không ăn nấm, củ, rau, quả hoang dại nghi có độc, sản phẩm động vật có độc (phủ tạng, da cóc, cá nóc…)

6. Phòng vi khuẩn sống sót làm thực phẩm biến chất, có hại: Không dùng đồ hộp lon phòng cứng ở hai đáy hộp, bị gỉ, móp méo, sữa, nước giải khát, nước đóng chai bị biến màu đục, có cặn…

7. Phòng vi khuẩn nhân lên trong môi trường: Thức ăn chín đã qua bữa, quá giờ nếu không được bảo quản lạnh dưới 100C thì phải được hâm lại kỹ hoặc chần nước sôi.

8. Phòng ô nhiễm chéo sang thực phẩm chế biến sẵn (thịt quay, luộc) để ăn ngay từ các dụng cụ chế biến như dao, thớt, đũa, thìa, que gắp đang chế biến thực phẩm sống hoặc chưa được làm sạch, bàn tay,trang phục người chế biến bị bẩn…

9. Không mua hàng bao gói sẵn không có địa chỉ nơi sản xuất, đóng gói hết hạn sử dụng.

 

 

 

10- Tránh ăn ở quán không có nước sạch hoặc cách nguồn nước sạch quá xa, không có tủ kính che đuổi ruồi muỗi, bụi, chất độc môi trường (nếu ở mặt đường, vỉa hè) không có lưới che ruồi, nhặng (nếu ở trong nhà, chợ có mái che).

     Khi nhận thấy có các dấu hiệu ngộ độc như: đau bụng quằn quại, nôn, tiêu chảy, cần làm cho chất độc thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Có thể dùng hai ngón tay ngoáy móc họng để kích thích nôn hết thức ăn ra ngoài. Khi bị ngộ độc cơ thể mất rất nhiều nước cần phải bổ sung kịp thời: uống dung dịch ors, nước cháo, nước cam, nước dừa sau mỗi lần nôn hoặc đi ngoài.

     Nên đến bệnh viện nếu sốt cao, mất nước nặng, phân có máu. Sau khi bị ngộ độc nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để sức khỏe mau hồi phục. Trường hợp ngộ độc nặng cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

     Để có một cái tết vui vẻ thì bản thân của mỗi chúng ta cần thực hiện tốt những biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm trên và tuyên truyền cho người thân, gia đình cùng thực hiện/.

                                                                                                                              Sưu tầm